Nhóm 5 – Cá thu muối mặn

TT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
1 Hoàng Như Anh 08232721 Quy trình
2 Nguyễn Thị Bình 08230851 Quy trình
3 Từ Bảo Châu 08093581 Quy trình
4 Phạm Thị Ngọc Châu 08100281 Quy trình
5 Nguyễn Hoàng Diệu 08232421 Quy trình
6 Phan Dương Hải 08234661 Quy trình
7 Nguyễn Duy Mai Khanh 08090781 Quy trình
8 Võ Thị Hồng Phương 08240411 Quy trình
9 Lê Thị Phượng 08105781 Quy trình
10 Nguyễn Thị Thu Thủy 08102211 Quy trình

Đề tài 5: Cá thu muối mặn.

1. Đặc điểm nguyên liệu.

Đặc điểm: Thân dài, thon, có nhiều vây nhỏ nằm sau các vây lớn ở lưng và bụng. Cá thu nếu có vẩy thì cũng rất nhỏ.

Cá thu

1.1 Thành phần hóa học.

Thành phần hoá học của cá gồm nước, protein, lipit, gluxit, muối vô cơ, các chất ngấm ra, các vitamin và enzyme. Thành phần hóa học khác nhau tùy theo hoàn cảnh sống, trạng thái sinh lý, đực cái, mùa vụ, thời tiết. Sự khác nhau này làm ảnh hưởng đến mùi vị và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, đến việc bảo quản tươi nguyên liệu và quá trình chế biến.

Bảng 1.1 – Thành phần dinh dưỡng cá thu

Thành phần %
Nước 77.2
Protein 20.9
Béo 1.02
Khoáng 1.346

(Số liệu được lấy từ sách “Công nghệ lạnh thủy sản” của Trần Đức Ba – Nguyễn Văn Tài)

Thành phần dinh dưỡng cá thu thay đổi lớn theo mùa, vào cuối mùa xuân cá thu di trú để sinh đẻ. Đến mùa thu, đàn cá lại làm một cuộc di chuyển vào gần bờ để tìm mồi. Vì vậy, hai mùa đánh bắt cá thu rộ là mùa hè và mùa thu.

Bảng 1.2 – Thành phần dinh dưỡng cá thu theo mùa

Mùa % Protein % Béo % Nước
Mùa thu 15 27 56
Mùa xuân 18 6 74

1.2 Tìm hiều về Histamine trong cá thu:

Histamine là một amin sinh học có liên quan đến hệ miễn dịch cũng như việc duy trì chức năng sinh lý của ruột và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh. Các nghiên cứu mới đây còn cho thấy histamine có vai trò là một chất của bạch cầu.

Người ta đã phát hiện có Histamine trong thịt cá Thu, thường là do bảo quản nguyên liệu không đúng cách, cơ thịt bị phân hủy dưới tác động của nhiệt độ cao và enzyme có trong máu cá. Hàm lượng Histamin càng cao khi cá chết quá lâu không được bảo quản tốt và cá bị ươn.

Cơ chế:

Histamine được hình thành trong mô cá từ quá trình decarboxy hóa của axít amin histidine tự do, phản ứng được xúc tác bởi enzyme L-histidine decarboxylase có trong vi khuẩn xảy ra ở điều kiện tối ưu khoảng 250C. Do đó, hàm lượng Histamin có thể được tăng lên ở điều kiện môi trường xung quanh (thường) hoặc xử lý không đúng trong suốt quá trình bảo quản. Nhiệt độ bảo quản cá sau khi đánh bắt càng thấp thì lượng Histamin hình thành trong cá sẽ hạn chế hơn.

Nó là một amin có tính hút nước và tính gây giãn mạch.

Sự chuyển hóa từ histidine thành histamine bởi histidine decarboxylase.

Histamine chỉ tồn tại ở một trong hai dạng, hoặc ở dạng dự trữ, hoặc ở dạng không hoạt động. Histamine giải phóng vào synapse bị phân huỷ bởi acetaldehyde dehydrogenase. Sư thiếu hụt enzyme này sẽ gây ra phản ứng dị ứng do các bể histamine trong synapse. Histamine còn bị phân huỷ bởi histamine-N-methyltransferase và diamine oxidase. Một vài dạng bệnh do thức ăn, còn gọi là ngộ độc thức ăn, có nguyên nhân do sự chuyển hóa từ histidine thành histamine trong thức ăn chín, chẳng hạn như cá.

2. Quy trình:


3. Thuyết minh quy trình:

3.1 Tiếp nhận nguyên liệu:

–      Cá tươi vận chuyển đến nhà máy phải được bảo quản cẩn thận: cá được giữ ở 0 – 40C bằng đá và hệ thống máy lạnh. Cá trên đường vận chuyển phải đảm bảo giữ đúng nhiệt độ, không đi qua vùng bị ô nhiễm. Các thùng cá không được xếp quá cao, tránh tình trạng đè lên nhau quá nhiều làm dập, nát cá ảnh hưởng đến chất lượng cá. Việc vận chuyển và di dời phải cẩn thận, tránh va đập mạnh làm đổ cá ra ngoài. Sau mỗi đợt vận chuyển cá, xe phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh tình trạng vi sinh vật phát triển trên xe, ảnh hưởng đến lô cá tiếp theo.

–      Ghi nhận xuất xứ của cá, phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng kỹ thuật.

–      Cân, lấy mẫu, kiểm tra kích cỡ và đặc biệt là hàm lượng histamine trong cá.

–      Cá không đạt tiêu chuẩn phải loại ra tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của lô cá.

–      Tiêu chuẩn nguyên liệu:

  • Cá tươi, màu sáng tự nhiên. Màu sắc trên thân cá phải lóng lánh và có màu đặc trưng của cá.
  • Thân cá cứng (khi cầm đầu cá đưa ngang lên, đầu không bị oằn xuống), còn nguyên vẹn, không bị xây xát và da dính chặt vào thân cá.
  • Mắt còn trong, sáng và lồi
  • Bụng không phình, không lõm.
  • Thịt cá phải có tính đàn hồi, khi ấn ngón tay vào sau đó thả ra thì cá không bị lõm thịt tại vị trí ấn.

3.2 Xử lý nguyên liệu lần 1:

3.2.1 Rửa 1:

–        Mục đích: Rửa sạch tạp chất, nhớt và các vi sinh vật trên cá trước khi tiến hành sơ chế.

–        Rửa sạch dưới vòi nước chảy, loại hết tạp chất.

–        Rửa bằng nước lạnh 50C  có pha 50ppm chlorine.

3.2.2  Sơ chế:

–        Mục đích: Loại bỏ nội tạng và các phần không cần thiết của cá -> tách nguồn lây nhiễm vi sinh vật.

–        Dùng dao mổ bụng cá từ hậu môn đến nắp mang. Bỏ nội tạng, cạo sạch gân máu dọc theo xương sống, bỏ đầu, mang, đánh vảy. Đường mổ cá phải thẳng, không xơ xác.

3.2.3 Rửa 2:

–        Mục đích: Loại bỏ tạp chất, làm sạch nhớt, máu và tiêu diệt vi sinh vật còn sót lại trên thân cá trước khi tiến hành fillet cá.

–        Rửa thật sạch bên trong bụng. Nước rửa cá phải sạch, lạnh 50C có pha 20ppm chlorine và 3% muối ăn. Rửa xong, để ráo nước 15 phút.

3.3 Bảo quản:

–        Với cá tiếp nhận là cá tươi và không đưa vào chế biến ngay. Đem đi cấp đông nhanh, nhiệt độ khoảng – 400C đến khi hàn độ trung tâm sản phẩm ít nhất phải là – 120C.

–        Sau đó đem đi bảo quản ở nhiệt độ -180C ± 20C. Cá giữ càng lâu thì chất lượng cá càng giảm.

3.4 Rã đông:

–        Rã đông chậm, cần chú ý tránh làm hư hỏng cấu trúc mô của cá.

–        Chỉ được rã đông ngay trước khi chế biến.

–        Cá được rã đông bằng cách ngâm trong nước mát khoảng 60C – 80C, nhiệt độ cá sau khi rã đông không quá 70C (nhiệt độ trong tâm nguyên liệu là -10C).

3.5 Xử lý nguyên liệu lần 2:

3.5.1 Cắt fillet: dao cắt từ phía sau xương đầu của cá tới xương sống lưng thì quay lưỡi dao nằm ngang, từ đó cắt song song với xương sống lưng rồi lạng theo sát trục sống và kéo đến đuôi. Lóc thịt khỏi xương để phần thịt còn dính ở xương càng ít càng tốt. Cuối cùng mũi dao cắt rời miếng fillet khỏi thân cá và tiếp tục với phần thân còn lại.

3.5.2 Rửa 3:

–        Mục đích:

  • Rửa sạch máu, nhớt, tạp chất và vi sinh vật còn bám trên miếng cá fillet.
  • Rửa sạch mảnh vụn của cá sau quá trình fillet.

–        Cá sau khi fillet được rửa qua nước sạch có pha Chlorine nồng độ 5÷10ppm, rửa sạch máu, nhớt và tạp chất còn dính lại trên thịt cá.

3.6 Phân loại:

– Mục đích: Loại bỏ những miếng fillet không nguyên vẹn.

– Tiến hành chọn lựa, phân loại những miếng fillet không đạt ra một thùng riêng.

3.7 Ướp muối lần 1:

–        Xát muối khô lên cá.

–        Xếp cá vào thùng, cứ một lớp cá xen kẽ một lớp muối. Lượng muối sử dụng là 1kg muối cho 3kg cá béo hay 1kg muối cho 4 kg cá gầy.

–        Sau khi cá được xếp đầy thùng thì đổ nước muối bão hòa cho ngập thùng rồi đậy nắp thùng.

–        Cá được muối trong khoảng 3 – 5 ngày ở nhiệt độ 0 – 40C.

–        Nếu cá nổi, thì dùng vật nặng chèn cá xuống.

3.8 Tách nước:

–        Vớt cá khỏi thùng rồi để ráo.

3.9 Ướp muối lần 2:

–        Tương tự như lần một, với lượng muối sử dụng là 1kg muối cho 6kg cá. Và nồng độ nước muối là 950salinometer. Thời gian muối khoảng 6 – 8 ngày.

3.10 Rửa muối:

–        Phun nước muối loãng nồng độ 1 – 2% , nhiệt độ 5 – 100C lên cá để rửa bớt muối.

–        Sau đó để ráo.

3.11 Cân, phân cỡ:

–        Mục đích: Phân sản phẩm thành từng phần, giúp cho việc tiêu thụ dễ dàng hơn.

–        Tiến hành cân và phân cá đã được ướp muối thành từng phần tùy theo yêu cầu của khách hàng. Thường thì phân theo các cỡ như sau: 300-500, 500-800, 800-1200, >1200 g/miếng.

–        Chú ý trước khi cân phải lạm sạch muối, làm khô bề mặt cá.

3.12 Đóng gói, bảo quản:

–        Cá sau khi cân chia phần được cho vào túi PE, hút chân không rồi bảo quản lạnh ở 1÷50C.

Tài liệu tham khảo:

1. Công nghệ lạnh thủy sản, Trần Đức Ba – Nguyễn Văn Tài, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, 2004.

2. Giáo trình Công nghệ chế biến thủy sản, súc sản, Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM.

3. Công nghệ chế biến thực phẩm, Lê Văn Việt Mẫn (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia TPHCM, 2010.

4. http://www.fao.org/wairdocs/tan/x5938e/x5938e01.htm. Produced by:  Torry Research Station.

5. Marine and fresh water products handbook, edited by: Roy E. Marin, Emily Paine Carter, George J. Flick, Jr. , Lynn M.Davis.

6. http://www.fao.org/fishery/topic/14826/en

7. http://www.fao.org/docrep/meeting/005/w9253e/w9253e0o.htm

8. http://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:i6YmQv7fVdEJ:www.health.vic.gov.au/foodsafety/downloads/histamines_fishstorage2002.pdf+Histamin+trong+c%C6%A1+th%E1%BB%83+c%C3%A1&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEESiYv5LFu1w-qeIUw7objErMNRs08pgS1L_yi1tpewtuPSZy4uYui7_23ADsstVdaGrUcacvh28wTzimVAWmtm7FX3WYe2xAaE8Er1PysocEBnGC_AYf02MJD2_D-5ALxAStfT7h&sig=AHIEtbSbBopLZWHxpu83NCmISJ6QvZirYA

Bài này đã được đăng trong Uncategorized. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

54 Responses to Nhóm 5 – Cá thu muối mặn

  1. nguyen thi thanh thuy nói:

    Nhóm cho mình hỏi xíu nha.
    ở công đoạn rửa muối nhóm có trình bày là dung nước muối loãng để rửa .có thể dùng nước bình thường để thay thế được không vậy ?nếu không thì tại sao ?

    • Hoàng Như Anh 08232721 nói:

      Theo mình nghĩ,đối với những sản phẩm mà việc ướp muối chỉ để tạo vị (Vd: đoạn clip cá hồi hun khói mà chúng ta xem trên lớp) thì có thể rửa muối bằng nước lạnh.
      Còn sản phẩm của nhóm mình ở đây là “cá thu muối mặn”, tức là việc ướp muối cũng góp phần bảo quản. Nếu bạn rửa bằng nước thường thì lớp muối trên mặt sản phẩm sẽ bị mất đi nhiều, điều này sẽ tạo môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Đồng thời cũng ảnh hưởng nhiều đến độ mặn của sản phẩm cuối cùng.
      Cám ơn bạn về câu hỏi!!!

  2. nguyen thi thanh thuy nói:

    còn vấn đề này nữa .
    _Giữa công đoạn ướp muối lần 1 và lần 2 tại sao phải có công đoạn để ráo .có thể bỏ qua công đoạn này được không ?vì đều dùng nước muối để ướp .
    _Trong giai đoạn làm khô cá .cơ chế sấy như thế nào vậy ?

    • NguyenThiThuThuy08102211 nói:

      Thủy trả lời câu thứ 2 của Thúy nha:
      Cơ chế sấy chung các loại cá có thể thực hiện như sau:
      Người ta có thể làm khô cá bằng phương pháp sấy khô tự nhiên (nhờ ánh sáng mặt trời và dòng không khí tự nhiên) hoặc sấy khô nhân tạo (nhờ nhiệt và sức gió từ quạt sấy).
      Hầu hết ở các khu vực, với thời tiết phù hợp, ta có thể thực hiện ngoài trời nắng và không khí trong lành, nên chọn một khu vực thoáng và có gió. Tránh các vùng đầm lầy, các địa điểm gần nơi có chất thải của người và động vật, đặc biệt là các khu vực có ruồi.
      Khi cá đã ướp muối lần đầu đem ra làm khô thì có nguy cơ bị cháy nắng do tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, làm cho phía bên ngoài khô cứng và chuyển màu vàng, cản trở việc thoát hơi nước ở phía trong ra bên ngoài. Để tránh điều này, chúng ta nên phơi cá ở nơi có bóng râm hoặc mát trong ngày đầu tiên.
      Sau ngày đầu tiên, cần phơi cá sao cho cá tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và gió nhiều nhất có thể, với nhiệt độ khoảng 40oC. Phương pháp thứ nhất là đặt cá lên các thanh gỗ dài hình tam giác – để bề mặt cá tựa vào thanh gỗ ít nhất, còn phần thịt phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, phương pháp thứ hai là treo đuôi cá lên.
      Nguyên liệu sấy được xếp trên các sàng thưa đặt trên giàn có nhiều lớp, cách nhau 0,3 – 0,4m, cách mặt đất 0,8 – 1m, mỗi ngày lât trở 2 – 3 lần. Sau khi phơi 2-3 ngày thì ủ 1 ngày sau đó ủ tiếp 2 – 3 ngày nữa.
      – Đối với cá mổ xẻ, bỏ đầu, mổ phanh: khi phơi úp bụng xuống cho róc hết nước rồi mới trở cá.
      – Đối với cá khía mình, bỏ ruột, nguyên con: xếp thành hàng, không để chồng lên nhau.
      – Đối với cá có nhiều mỡ: khi có nắng to cần phơi cá vào nơi có bóng râm
      – Nếu thời tiết xấu, phải sấy ở nhiệt độ 45 – 50oC
      Trong khi phơi cần chú ý chống ẩm ướt trở lại. Cá có thể được bảo vệ bởi mái tranh di động hoặc di chuyển vào nhà kho có mái che nhỏ được xây dựng gần đó để tránh mưa và độ ẩm ban đêm. Nói chung, khi phơi ngoài trời thì cần khoảng 6 ngày ấm với sức gió hơn 6 dặm/ giờ (khoảng 0,4 m/s) thì cá đủ khô, ngăn được sự hư hỏng khi lưu trữ và vận chuyển.
      Đối với phương pháp sấy khô nhân tạo: thường được thực hiện trong phòng sấy, không khí trong phòng được đốt nóng nhờ bộ phận cung cấp nhiệt đặt phía dưới.
      (Tham khảo: http://autonopedia.org/food_and_nutrition/How_To_Salt_Fish.html)

      • NguyenThiThuThuy08102211 nói:

        Còn đối với cá thu phi lê muối mặn, cách thức sấy cũng tương tự như theo các cách thức sấy đã đề cập ở trên, chỉ khác là nhiệt độ sấy không quá cao do sản phẩm không yêu cầu độ ẩm quá thấp (vì đây là cá thu muối mặn chứ ko phải khô cá thu), tác nhân sấy chủ yếu ở đây là không khí khô.

      • NguyenThiThuThuy08102211 nói:

        À, mình xin đính chính lại một chút, sản phẩm nhóm mình đề cập đến chỉ “làm khô” chứ không phải là “sấy” bạn nhé, vì thế chỉ dùng không khí khô chứ không sử dụng nhiệt độ cao

    • Nguyenduymaikhanh_08090781 nói:

      Còn đối với câu 1 của Thúy theo mình nghĩ là để cho muối có thể bám trên bề mặt cá tốt hơn khi ướp muối lần 2. Nếu bỏ qua công đọan này thì bề mặt cá sẽ ướt và muối cũng khó bám trên bề mặt cá hơn.

  3. Chào nhóm!
    Cho mình hỏi là sao phải ướp muối 2 lần? Ướp một lần nhưng kéo dài thời gian hay tăng nồng độ muối được không?Cho mình hỏi thêm là “độ salinometer” là gì? có thể quy đổi ra nồng độ phần trăm cho dễ sử dụng được không?

    • nguyenhoangdieu08232421 nói:

      Phải tiến hành ướp muối hai lần vì dựa vào các đặc điểm của nguyên liệu như: kích thước cá nguyên liệu… Lần muối thứ I nhằm mục đích tạo vị cho cá, lần II nhằm mục đích bảo quản cá nên bạn không thể tiến hành ướp muối một lần. Nếu ướp muối một lần ở thời gian dài thì chất ngấm ra ngày càng tăng làm loãng dịch muối, khả năng bảo quản cá giảm dần trong quá trình muối. Nếu tăng nồng độ muối, nồng độ muối quá cao sẽ tạo vị rất mặn cho cá không phù hợp với yêu cầu sản phẩm cá thu muối mặn mặc dù thời gian bảo quản được kéo dài. Salinometer là một thiết bị được thiết kế để đo độ mặn của dung dịch. Vì độ mặn sẽ ảnh hưởng đến tính dẫn điện và trọng lượng riêng của một dung dịch. Nhờ đó mà người ta có thể kiểm soát được quá trình.
      Còn phần quy đổi sang nồng độ phần trăm thì mình chưa tìm hiểu sâu về lĩnh vực này. Mong bạn thông cảm!

    • VoThiHongPhuong08240411 nói:

      cho nhóm bổ sung ý kiến của bạn Diệu nha:
      về phần độ salinometer, trong một số sách còn đề cập là “độ salometer”
      Salometer là một dụng cụ để đo độ bão hòa của dung dịch muối trên một thang đo được đánh số từ 0-100 để tiện sử dụng. Cụ thể mỗi độ salometer tương đương với khoảng 0,26%muối theo khối lượng và 100 độ salometer tương đương với 26,4 % muối (vì dung dịch muối bão hòa chứa 26,4% muối ở 60 độ F (khoảng 15,5 độ C))
      sau đây là một số ví dụ về quy đổi giữa salometer và phần trăm khối lượng muối.
      60 độ salometer = 15,8% muối.(số chính xác)
      88 độ salometer= 23,3% muối. (số chính xác)
      thân chào.

  4. Phan Trần Kim Loan 08113501 nói:

    Chào nhóm! Loan có câu hỏi này:
    Muối là thành phần wan trọng nhất cho sản phẩm muối mặn. Nếu muối đem đi ướp có lẫn nhìu MgCl2 và CaCl2 thì có ảnh hưởng hay tác hại j k?
    Có cách nào để loại chúng ra không? Hoặc là cách nào để chọn được muối có chất lượng?

    • VoThiHongPhuong08240411 nói:

      chào Loan, Phương xin trao đổi với Loan về câu hỏi này như sau:
      Muối ăn có kích thước và thành phần hóa học khác nhau, đặc biệt thành phần nước thay đổi nhiều. Muối có nhiều Ca2+ và Mg2+ thì đặc tính hút ẩm cao. CaCl2 và MgCl2 có độ hòa tan cao hơn NaCl, nhiệt độ tăng cao thì độ hòa tan của hai chất trên cũng tăng nhanh. Vì vậy nếu hàm lượng các chất trên trong muối ăn nhiều sẽ làm giảm độ hòa tan của NaCl. Các thành phần trong muối như Ca2+, Mg2+ cũng sẽ làm giảm quá trình thẩm thấu của muối vào cá. Ngoài ra Ca2+ và Mg2+ còn tạo cho sản phẩm có vị đắng chát. Do đó nên dùng lọai muối có chất lượng tốt để ướp muối cá giúp cho sản phẩm cá ướp muối có hương vị thơm ngon.

      Theo Phương, khi sản xuất muối thì các nhà sản xuất đã cố gắng giảm sự có mặt của các chất lạ ngoài NaCl, nên hàm lượng MgCl, CaCl có thể không cao lắm. Vì vậy khó có phương pháp nào loại chúng ra.
      để chọn được muối có chất lượng, nên sử dụng muối ở những nơi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, và có sự kiểm nghiệm để đảm bảo về chất lượng của muối.
      thân chào.

    • NguyenThiThuThuy08102211 nói:

      Mình bổ sung thêm cho câu hỏi của Loan nhé:
      – Ca2+ nếu tồn tại trong muối với một lượng nhỏ, trong một số trường hợp sẽ cải thiện tính chất bề mặt của sản phẩm, nhưng nếu quá nhiều sẽ làm giảm sự thấm muối vào nguyên liệu đến mức có thể gây hư hỏng, còn Mg2+ nếu tồn tại quá nhiều thì gây ra vị đắng khó chịu cho sản phẩm (như bạn Phương đã nói) và cũng có thể làm hư hỏng trong suốt quá trình ướp muối.
      – Người ta có thể lựa chọn muối dựa trên các tiêu chuẩn sau:
      + Hàm lượng muối Ca2+ có thể chấp nhận được là 0.15 – 0.35%
      + Hàm lượng muối Mg2+ nếu có phải không quá 0.15%
      + Lượng đồng không quá 0,1 mg / kg
      + Lượng sắt không quá 10 mg / kg
      + Tinh thể muối nhỏ dành cho ướp muối khô cá béo và các tinh thể lớn cho cá nạc
      + Không được có các vi sinh vật gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm cuối cùng

      Hy vọng Loan đã hài lòng với câu trả lời!

  5. Nguyễn Thanh Phương_08092811 nói:

    Cho P hỏi xý nha!
    1)Ở công đoạn bảo quản, vì sao nếu cá tiếp nhận là cá tươi thì không đưa vào chế biến ngay vậy? vì theo như nhóm nói cá giữ càng lâu thì chất lượng cá càng giảm mà?
    2)Tại sao sau lần rửa thứ 2 lại không đem đi xử lý nguyên liệu lần 2 mà phải đem bảo quản rồi phải rã đông vậy? Có thể bỏ bớt giai đoạn bảo quản và rã đông không nhóm?

    • phamthingocchau08100281 nói:

      Mình xin trả lời câu hỏi của P như sau:
      1) Không phải là “nếu cá tiếp nhận là cá tươi thì không đưa vào chế biến ngay “, ý của nhóm mình ở đây là: nếu nhập nguyên liệu cá tươi về mà không chế biến ngay (do không sử dụng hết một lần, hoặc dự trữ cho những lúc không có nguyên liệu..) thì phải tiến hành sử lý sơ bộ , rửa rồi đem bảo quản. Còn nguyên liệu sử dụng ngay vẫn tiến hành chế biến bình thường là rửa 2 -> xử lý nguyên liệu lần 2…
      2)phần bảo quản, rã đông là áp dụng cho nguyên liệu dự trữ, lúc nhập về mà chưa chế biến ngay.

      • đỗ thị an 08249961 nói:

        chao nhóm .
        Châu có nói : nếu nhập nguyên liệu cá tươi về mà không chế biến ngay (do không sử dụng hết một lần, hoặc dự trữ cho những lúc không có nguyên liệu..) thì phải tiến hành sử lý sơ bộ , rửa rồi đem bảo quản, có nên xử lý sơ bộ là
        ” Bỏ nội tạng, cạo sạch gân máu dọc theo xương sống, bỏ đầu, mang, đánh vảy” ,mình thấy như vậy có nguy cơ nhiễm vsv dễ hơn và liệu có đẩm bảo kinh tế không khi mà đem ra chế biến lại phải rửa lần nữa . cam ơn nhóm

      • NguyenThiThuThuy08102211 nói:

        Chào An!
        Nếu bạn để ý kỹ quy trình thì trong bước xử lý nguyên liệu, nhóm mình đã đề cập đến việc rửa cá trước và sau khi mổ bằng nước có pha chlorine với nồng độ thích hợp nhằm tiêu diệt VSV. Nếu không sơ chế cá (mổ ruột, bỏ đầu, mang, …) thì nguy cơ bị hư hỏng do VSV còn cao rất nhiều so với việc bỏ chúng. Hơn nữa đối với cá thu, nội tạng và nơi tập trung nhiều histamin hơn các bộ phận khác nên nhất thiết phải loại bỏ ra.

  6. Nguyễn Vĩnh Phúc _ 08226371 nói:

    Chào Nhóm thân mến,
    1. Rửa 1 với nước ở 5oC có 50ppm Chlorine. Vai trò của Chlorine ở đây là gì thế?
    2. Quá trình bảo quản bằng cấp đông, các bạn chỉ yêu cầu tâm sản phẩm đạt -12oC thôi, giải thích dùm mình nha, vì theo như mình biết thông thường người ta đòi hỏi sâu đến -18oC lận.
    3. Công đoạn ướp muối, nếu không xát muối khô, không rải lớp muối xen kẻ sản phẩm mà chỉ dùng nước muối bão hòa thì có được không?

    • Lê Thị Phượng 08105781 nói:

      Nhóm mình xin trả lời câu hỏi của Phúc:
      1. Rửa 1 với nước ở 5oC có 50ppm Chlorine. Vai trò của Chlorine ở đây là tăng khả năng làm sạch, tẩy nhớt và sát khuẩn (tiêu diệt, ức chế VSV phát triển).
      2. Quá trình bảo quản bằng cấp đông, nhóm có trình bày ở trên là “hàn độ trung tâm sản phẩm ít nhất phải là – 120C” chứ không yêu cầu phải là -12oC. Vì vậy nên người ta có thể cấp đông đến khi hàn độ trung tâm sản phẩm -18oC như bạn nói vậy đó.
      3. Công đoạn ướp muối, nếu không xát muối khô, không rải lớp muối xen kẻ sản phẩm mà chỉ dùng nước muối bão hòa thì vẫn được, vì đây là phương pháp ướp muối ướt. Nhưng ở đây nguyên liệu là cá thu_loại cá lớn nên nhóm chọn ướp muối hỗn hợp để tăng hiệu suất ướp muối cho cá.
      Không biết Phúc đã hài lòng chưa ạ?

  7. chào nhóm.
    cho mình hỏi tí
    sản phẩm sau khi hoàn thành có yêu cầu gì về màu sắc, mùi vị, đô cứng … không?

  8. nguyenthithuan08110051 nói:

    chào nhóm! cho mình hỏi chút
    phần tiếp nhận nguyên liệu nếu như mình nhập cá đông lạnh thì mình phải kiểm tra những yếu tố nào và nếu là cá đông lạnh thì mình có cần rửa bằng nứơc lạnh 50C có pha 20ppm chlorine và 3% muối ăn không?

    • phanduonghai08234661 nói:

      Chào Thuận!
      Đối với tùy loại nguyên liệu mà mình nhập về là tươi hay là đông lạnh. Với sản phẩm cá thu thì do là nguồn nguyên liệu tại chỗ (đánh bắt tại Việt Nam) nên thường chỉ nhập cá tươi về thôi. Với trường hợp nhập cá đông lạnh về: nếu cá đã được chế biến sẵn như công đoạn xử lý nguyên liệu lần 1 thì chỉ cần rã đông mà không cần rửa bằng nứơc lạnh 50C có pha 20ppm chlorine và 3% muối ăn; còn nếu chưa được xử lý thì phải tiến hành đầy đủ các bước rửa, sơ chế như theo quy trình ban đầu sau khi rã đông.
      Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi! Không biết bạn đã đồng ý với câu trả lời này chưa?

  9. huynhthiminhtuyet08117331 nói:

    Nhóm cho mình hỏi:
    Sau công đoạn xử lý nguyên liệu lần 1, ta tiến hành bảo quản nguyên liệu để dự trữ cho những lúc thiếu nguyên liệu, thì ta bảo quản nguyên liệu ở nhiệt độ là bao nhiêu và thời gian bảo quản tối đa là bao lâu?

    • Mình xin trả lời câu hỏi của bạn Tuyết như sau: sau công đoạn xử lý nguyên liệu lần 1, ta tiến hành cấp đông, sau đó đem bảo quản nguyên liệu để dự trữ cho những lúc thiếu nguyên liệu ở nhiệt độ là -18oC. Về thời gian bảo quản thì như bạn đã biết, với việc bảo quản ở -18oC thì thời gian bảo quản là rất lâu, nhưng như nhóm cũng đã khuyến cáo là giữ càng lâu thì chất lượng cá sẽ càng giảm.

  10. vovanmanh-06063221 nói:

    chào nhóm!
    nhóm cho mình hỏi nhé: nhóm làm sản phẩm cá thu muối mặn mình muốn hỏi muốn mà nhóm dùng là loại muối gì và được đánh giá như thế nào?

    • phanduonghai08234661 nói:

      Chào bạn!
      Đối với cá, ướp muối thì tất nhiên muối ở đây phải là muối ăn (NaCl).
      Còn tiêu chuẩn đánh giá muối thì phía trên bạn Thủy đã trả lời rất kĩ rồi, bạn vui lòng đọc ở trên ha.
      Cảm ơn bạn!

      • vovanmanh-06063221 nói:

        mình đồng ý với bạn: Nhưng mình chỉ thấy những chỉ tiêu đó hình như thuộc về bên phần hóa lý, còn những chỉ tiêu về cảm quan thì chưa thấy nhắc tới.
        cám ơn bạn

    • phanduonghai08234661 nói:

      Chào bạn!
      Chỉ tiêu cảm quan chỉ là 1 phần rất nhỏ trong tiêu chuẩn về muối. Theo nhóm mình nghĩ thì quan trọng về tiêu chuẩn muối thì về mặt hóa lý là tương đối đầy đủ rồi. Vì cảm quan muối không liên quan gì nhiều đến chất lượng cá muối.
      Cảm ơn bạn!

    • Hoàng Như Anh 08232721 nói:

      Mình sẽ nêu vài đđ về chỉ tiêu cảm quan của muối mà bạn hỏi:
      Màu sắc: hạt trong, có màu trắng, ánh xám hay ánh vàng
      Mùi vị: không mùi, dung dịch muối 5% có vị mặn thuần khiết, ko có vị lạ
      Cỡ hạt: 1 – 15mm

  11. Lê Thị Hồng 08103521 nói:

    Làm khô:
    1. Dùng thiết bị sấy, làm giảm độ ẩm của cá xuống còn khoảng 45% liệu bảo quản mát nhiệt từ 15 – 200C có thể bảo quản được bao lâu và có những biến đổi gì xảy ra trong sản phẩm không vậy nhóm?
    2. Các bạn có trình bày
    Lần ướp muối 1: Cá được muối trong khoảng 3 – 5 ngày ở nhiệt độ 0 – 40C.
    Mình có thể ướp muối giai đoạn này ở nhiệt độ thường là 37oC được không? Vì sao nhất thiết là phải 0-4 0C nếu thế thì tốc độ ngấm muối có chậm quá không?

    3.Diệu có trả lời câu hỏi của Hương
    lần muối thứ I nhằm mục đích tạo vị cho cá, lần II nhằm mục đích bảo quản cá nên bạn không thể tiến hành ướp muối một lần. Nếu ướp muối một lần ở thời gian dài thì chất ngấm ra ngày càng tăng làm loãng dịch muối, khả năng bảo quản cá giảm dần trong quá trình muối. Nếu tăng nồng độ muối, nồng độ muối quá cao sẽ tạo vị rất mặn cho cá không phù hợp với yêu cầu sản phẩm cá thu muối mặn mặc dù thời gian bảo quản được kéo dài.
    Lần ướp muối 2: Và nồng độ nước muối là 950salinometer. Thời gian muối khoảng 6 – 8 ngày.
    Mình ngĩ là mình chỉ cần ướp một lần cũng được cho nồng độ cao lên mức vừa đủ mà, không sợ mặn vì còn công đoạn rữa muối mà.
    Hai công đoạn này cũng có thể xem là liên tiếp được không vì ở giữa chúng là công đoạn tách nước?
    Cảm ơn các bạn.

    • nguyễn thị bình 08230851 nói:

      mình xin trả lời câu hỏi của bạn Hồng
      1/ đúng là độ ẩm trong cá còn lại khá cao, dù cá đã được ướp muối mặn nhưng vẫn có khả năng phân hủy, nhóm mình sẽ xem lại điều kiện bảo quản, có lẽ sẽ thích hợp hơn nếu được bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ
      2/ khi ướp ở nhiệt độ thường, tốc độ thấm muối có thể nhanh hơn nhưng phản ứng phân hủy cũng tăng, đặc biệt là sự phân hủy chất béo hay phân hủy histidin thành histamin

    • nguyenhoangdieu08232421 nói:

      Diệu xin trả lời cho Huyền như sau: trong hầu hết các công đoạn rửa, mục đích chính là nhằm để loại bỏ tạp chất, một phần vsv, nhớt,… quá trình rửa sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn vì nếu rửa quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá sau này (đặc biệt là các lần rửa sau).
      Diệu nghĩ không nên thay thế chlorin bằng phèn chua vì phèn chua(Al2(SO4)3.K2SO4. 24H2O hoặc Al2(SO4)3) khi cho vào nước sẽ tạo ra kết tủa dạng keo và kết tủa này có tính hấp phụ sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong cá làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

      • nguyenhoangdieu08232421 nói:

        Mình trả lời nhằm rồi! xin lỗi. Diệu trả lời câu hỏi 3 của Hồng:bạn đề cập đến nên ướp muối một lần và tăng nồng độ muối nhưng bạn muốn ướp muối 1 lần thì bạn phải kéo dài thời gian muối ra. và do kéo dài thời gian như vậy sẽ làm cho chất ngấm ra làm loãng dịch muối. thêm vào đó muối cho vào 1 lần thì muối sẽ ngấm sâu vào bên trong với một lượng lớn, dù bạn rửa thì cũng đâu đạt được độ mặn đồng đều như yêu cầu của sản phẩm.

    • NguyenThiThuThuy08102211 nói:

      Thủy trả lời câu hỏi thứ nhất của Hồng nhé:
      – Đầu tiên, nhóm mình xin đính chính: sản phẩm cá thu đã muối mặn thì chỉ “làm khô” như trong sơ đồ quy trình đã trình bày, tức là chỉ làm cho ráo bề mặt trước khi đem đi đóng gói chân không, không phải “sấy khô” bạn nhé.
      – Cá đã được muối rất mặn, sau quá trình muối lượng nước trong cá đã giảm đáng kể, thêm vào đó với nồng độ muối trong cá rất cao thì cũng đảm bảo cho cá không bị hư hỏng trong một thời gian.
      – Nhiệt độ bảo quản cá tùy thuộc vào mục đích: tồn trữ hay đem bày bán (ở các siêu thị chẳng hạn); nhóm mình có thiếu sót trong phần này, nhiệt độ tồn trữ các loại cá muối trong kho lạnh nên từ 1oC-5oC, còn ở nhiệt độ là 15 – 20oC thì cá có thể được bảo quản trên 30 ngày đối với bao gói chân không.
      – Trong suốt quá trình bảo quản, các biến đổi có thể xảy ra nhận thấy được là sự hóa nâu và oxy hóa khá rõ ràng đối với bao gói không hút chân không, còn đối với bao gói chân không thì ít xảy ra. Thêm vào đó là vẫn xảy ra sự decarboxyl hóa, tạo ra histamin trong cá, nhiệt độ bảo quản càng cao, histamin tạo ra càng nhiều.

  12. acquydaubo nói:

    Nguyễn Ngô Sang – 08270611
    Chào nhóm, mình rất thích ăn cá thu – vì ít xương mà ngon, bổ – nên mình thích đề tài của nhóm bạn lắm. Sẵn đây mình có vài câu hỏi:

    1. Đối với nguyên liệu cá thu, bạn chọn loại cá có kích thước bao nhiêu? Khối lượng bao nhiêu? Bạn có khâu phân cỡ cá không?

    2. Đối với cá trống, cá mái thì khâu xử lý sơ bộ có khác nhau không? nếu vào mùa sinh sản, buồng trứng cá mái to thì bạn xử lý thế nào?

    3. Bạn có cần cân trước khi bao gói chân không? làm thế nào để xác định G.weight của sản phẩm?

    4. Các số liệu về clorine của bạn cao quá: có số liệu tới 50ppm. Mình xin góp ý là nhóm ta nên rút kinh nghiệm các nhóm sáng nay hiệu chỉnh lại số liệu về Chlorine cho phù hợp.

    • phanduonghai08234661 nói:

      Mình xin trả lời câu 1 và câu 3 của Sang ha.
      Cá thu mà nhóm mình muốn lựa chọn là từ 1-3kg. Theo nhóm nghĩ thì có thể khống chế được điều này khi nhập cá về. Tức là mình sẽ yêu cầu rõ ràng với bên cung cấp. Chỉ nhập vào những loại cá có khối lượng nằm trong khoảng đó.
      Thật ra là nhóm mình làm fillet nên sẽ phân cỡ ngay sau fillet. Đây là sai sót của nhóm không đưa vào bài. Cảm ơn Sang nhắc nhở ha. Cá sẽ được fillet theo các kích cỡ : 300-500, 500-800, 800-1200, >1200 (g/miếng).
      Cảm ơn Sang đã đặt câu hỏi! Nếu không đồng ý với câu trả lời thì Sang cứ góp ý nha.

    • Hoàng Như Anh 08232721 nói:

      Mình sẽ trả lời bạn S về câu 2 & 4
      Theo mình nghĩ (ý kiến cá nhân nhé!! 🙂 )
      2/ Xử lý sơ bộ cá trống và mái ko khác nhau. Ở sản phẩm “ca thu muối mặn”, nội tạng của cá nói chung là phải bỏ hết.
      Nhưng theo mình nghĩ, trứng cá thu cũng là một món ăn khá phổ biến (vd: “trứng cá thu muối”_hình như cô đã từng giới thiệu), nên trứng cá thu thường sẽ được giữ lại để sản xuất một số sản phẩm khác. Và ở giai đoạn xử lý, sau khi mổ cá, ta sẽ lấy ruột ra trước, rồi sẽ lấy buồng trứng ra sau (để tránh trứng bị bể).
      4/Số liệu các nồng độ chlorine mà nhóm đưa ra đều được tham khảo trong sách “Công nghệ lạnh thủy sản_nxb DH Quốc gia TpHCM”. Nhưng theo ý kiến của cô trong các bài thuyết trình trước, có lẽ nhóm sẽ cân nhắc lại.
      Thanks bạn về câu hỏi cũng như những góp ý!!!
      p/s: Câu 2 là theo mình tự nghĩ , có sai sót gì thì góp ý nhé!!! 🙂

    • VoThiHongPhuong08240411 nói:

      Chào Sang, cám ơn câu hỏi Sang, Phương xin trả lời 2 câu còn lại của Sang.
      2/ Đối với cá trống, cá mái thì bước xử lý sơ bộ không khác nhau gì cho lắm, chúng ta cũng tiến hành mổ bụng, loại bỏ nội tạng, cắt phi lê… Nếu như vào mùa sinh sản, buồng trứng cá mái to thì chúng ta cũng xử lý tương tự, nhưng sẽ lấy thêm được trứng cá. Trong quá trình mổ bụng lấy trứng cá cần cẩn thận hơn để không vỡ bọc trứng, trứng cá thu sẽ được đem đi sản xuất trứng cá đông lạnh hoặc nhiều sản phẩm khác…
      4/ Các số liệu về Clorine của nhóm là do tham khảo trong một số sách, và nồng độ nước rửa ban đầu 50ppm Clorine là vẫn có thể chấp nhận được.
      cụ thể như sau:
      a, trong sách Công nghệ lạnh thủy sản, Trần Đức Ba – Nguyễn Văn Tài, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, 2004. thì quá trình rửa cá thu ban đầu để sản xuất cá đông lạnh là nước có pha clorine 50ppm. Rửa sau sơ chế là nước có nồng độ 20 ppm Chlorine.
      b, trong sách “Marine & freshwater products handbook” ở phần “Smoked, Cured and dried fish” khi xử lý nguyên liệu bạn đầu cũng cho phép nước rửa có nồng độ từ 25-50ppm chlorine.
      thân chào.

  13. Nguyễn Thị Kim Chi-08104341
    Chào nhóm!Trong các giai đoạn rửa trong quy trình của các bạn mình thấy các bạn có dùng chlorine với nồng độ khá cao, cụ thể là: lần rửa 1 là 50ppm, lần rửa 2 là 20 ppm. Tại sao lại sử dụng nồng độ cao như thế, vì như cô đã nói thì người ta thường dùng chlorine 50ppm là để vệ sinh thiết bị, dụng cụ thôi. Và khi nồng độ cao như thế này thì sẽ tạo mùi cho cá, vậy các bạn có cách nào để khử mùi này đi không?

    • VoThiHongPhuong08240411 nói:

      chào bạn, cám ơn câu hỏi của bạn, về vấn đề nồng độ Clorine thì Phương và Như Anh đã trả lời ở phần của Sang rồi. Bạn xem ở trên nhé.
      Ở câu hỏi thứ 2, Phương chưa tìm hiểu thấy tài liệu nào có đề cập nồng độ clorine cao liệu sẽ gây mùi cho sản phẩm.
      Nhưng nếu trả lời theo hướng này thì sau công đoạn xử lý, cá còn được đem ngâm muối, nước muối trong thời gian khá dài, rồi trải qua công đoạn làm ráo …chính vì vậy mùi chlorine sẽ không còn.
      riêng về việc chlorine có gây mùi hay không nhóm sẽ tìm hiểu thêm.
      thân chào.

  14. cho Tuyền hỏi tí nha: các công đoạn rửa thì mình sẽ tiến hành trong bao lâu và có thể thay thế nước + chlorine bằng phèn chbua được không vậy?

    • nguyenhoangdieu08232421 nói:

      Diệu xin trả lời cho Tuyền như sau: trong hầu hết các công đoạn rửa, mục đích chính là nhằm để loại bỏ tạp chất, một phần vsv, nhớt,… quá trình rửa sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn vì nếu rửa quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá sau này (đặc biệt là các lần rửa sau).
      Diệu nghĩ không nên thay thế chlorin bằng phèn chua vì phèn chua(Al2(SO4)3.K2SO4. 24H2O hoặc Al2(SO4)3) khi cho vào nước sẽ tạo ra kết tủa dạng keo và kết tủa này có tính hấp phụ sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong cá làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

  15. nguyenthingochue08089461 nói:

    chào nhóm nha!
    cho mình hỏi tí.
    1/Khi ướp muối lần 1:”Sau khi cá được xếp đầy thùng thì đổ nước muối bão hòa cho ngập thùng rồi đậy nắp thùng” vậy nước muối bão hòa ở đây có nồng độ bao nhiêu?
    2/”Cá được muối trong khoảng 3 – 5 ngày “mình thấy thời gian cũng hơi lâu, bạn không sợ là chất ngấm ra sẽ làm giảm nồng độ muối và dẫn đến hư hỏng sao?

    • Nguyenduymaikhanh_08090781 nói:

      Mình trả lời câu hỏi của Huệ nha:
      1. Theo mình nghĩ dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan, thì nước muối bão hòa cũng sẽ như vậy nghĩa là dung dịch nước muối mà không thể hòa tan thêm muối được nữa. Vì vậy mà người ta sẽ không đo nồng độ của nước muối bão hòa mà sẽ cho muối vào đến khi nào muối không tan được nữa, rồi cho dung dịch nước muối đó vào thùng.
      2. Nếu trong quá trình ướp muối có chất ngấm ra thì khi đó sẽ cho thêm muối vào để đạt nồng độ nước muối bão hòa và cá sẽ không bị hư.
      Cảm ơn câu hỏi của H nha.

      • VoThiHongPhuong08240411 nói:

        mình xin bổ sung thêm câu trả lời của Khanh nha:
        1/ nước muối bão hòa là nước muối không thể hòa tan thêm muối, tuy nhiên độ bão hòa thường gắn liền với nhiệt độ. Cho nên lượng muối cho vào sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ nước và môi trường pha nước muối. Ví dụ: nước muối bão hòa ở 15,5 độ C chứa 26,4% muối.
        2/ Đây là phương pháp muối cá hỗn hợp nên cá vừa được rải muối khô vừa được ngâm nước muối bão hòa, khi nước từ cá ngấm ra làm giảm nồng độ thì phần muối khô đã cho vào trước đó sẽ hòa tan thêm để đảm bảo dung dịch muối luôn bão hòa.
        thân chào.

  16. phamthingocchau08100281 nói:

    Chào Huệ, mình xin trả lời câu hỏi của Huệ như sau:
    Nước muối sử dụng trong lần một là 100 độ salometer tương đương với 26,4 % muối ( dung dịch muối bão hòa chứa 26,4% muối ở 60 độ F (khoảng 15,5 độ C))

  17. Mặc dù các bạn đã để cập và giải thích những câu hỏi về phần cỡ cá, nhưng mình thấy các bạn có phân ra 2 loại đó là lượng muối cho cá béo và cá gầy, cá béo và gầy ở đây chỉ kích thước hay là hàm lượng mỡ vậy bạn, và nếu vậy thì trong lúc xếp thùng bạn phân loại ra hay sao?
    Thanks!

    • phanduonghai08234661 nói:

      Chào Duyên!
      Cá béo hay cá gầy là phụ thuộc lượng mỡ. Nhưng theo như nhóm đã trình bày ở phần đặc điểm nguyên liệu thì cá béo hay cá gầy là phụ thuộc vào mùa khai thác đó Duyên. Thường thì mùa thu thì là cá béo còn mùa xuân thì là cá gầy.
      Cảm ơn Duyên!

    • VoThiHongPhuong08240411 nói:

      cho Phương thay mặt nhóm bổ sung câu trả lời của Hải nha. Đúng là trong quá trình tìm hiểu về cá béo và cá gầy nhóm cũng hiểu như câu trả lời của Hải đã trả lời cho bạn. nhưng hôm nay khi về tìm hiểu lại chuẩn bị cho bài thuyết trình thì được kết quả như sau:
      Dựa theo lượng lipid cá được phân làm các loại như sau: lean fish- cá gầy, semi-fatty or fatty- nhóm dịch chung là cá béo. Những loài cá chỉ dự trữ lipid trong gan được xem là cá gầy và những loại cá tích trữ lipid trong các tế bào mỡ ở các mô khác nhau trong cơ thể là cá béo.
      thường thì cá sống ở tầng đáy là cá gầy, những loài cá sống ở tầng nổi gần mặt nước là cá béo, và cá thu là loại cá béo nếu xem xét theo cách này (cá thu sống ở tầng nổi)
      (theo một tài liệu từ FAO)
      tuy nhiên cũng phải đề cập, giống như Hải đã nói, lượng lipid trong cá thay đổi rất nhiều theo mùa.
      thân chào.

    • VoThiHongPhuong08240411 nói:

      đây là nguồn tài liệu về phần nội dung Phương vừa trình bày, bạn có thể vào đây xem thêm.
      http://www.fao.org/fishery/topic/14826/en

  18. nguyenngocdung08096381
    Nhóm ơi!Ko biết nhóm có sự nhầm lẫn nào ko nhưng mình thấy, rửa 3 loại bỏ máu, rửa 2 lại ko loại máu.Trong khi đó rửa 2 là sau khi mổ ruột lấy nội tạng.Mình góp ý vậy nếu nhóm thấy hợp lí thì chỉnh lại bài tiểu luận nha!

  19. phamxuanquang08107051 nói:

    Nhóm có nói là “Nhiệt độ cá sau khi rã đông không quá 7C (nhiệt độ trong tâm nguyên liệu là -1C).”
    Làm cách nào để biết nhiệt độ không quá 7C. Chúng ta dùng gì để đo ở đây vậy nhóm?

Bình luận về bài viết này